Giới thiệu
“Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 2020 – 2025” (Chương trình DEPP3) là dự án hỗ trợ kỹ thuật do Chính phủ Đan Mạch tài trợ có tổng nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại là 60,29 triệu Krone Đan Mạch (DKK) (tương đương 8,96 triệu USD) và vốn đối ứng trong nước là 7,593 tỷ đồng (tương đương gần 326,514 ngàn USD). Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản của Chương trình DEPP3; chủ dự án là Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững. Văn kiện Dự án Chương trình DEPP3 được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 2734/QĐ-BCT ngày 23 tháng 10 năm 2020. Thực hiện Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ về việc ký Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch về hợp tác phát triển trong Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 2020-2025, ngày 28 tháng 10 năm 2021, Hiệp định Chương trình đã được ký kết.
Chương trình DEPP3 được xây dựng trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng của Đan Mạch với 04 quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Nam Phi và Mêhicô nhằm hỗ trợ các quốc gia thực hiện cam kết đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) về giảm phát thải khí nhà kính (KNK) theo Thỏa thuận Paris. Chương trình DEPP3 được thiết kế nhằm tiếp tục phát huy các kết quả hợp tác đạt được giữa Việt Nam và Đan Mạch trong lĩnh vực năng lượng giai đoạn trước thông qua “Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2017 - 2020” (Chương trình DEPP2), được triển khai thực hiện từ tháng 12 năm 2017 đến hết tháng 10 năm 2020. Kết quả thực hiện Chương trình DEPP2 được đánh giá là rất có giá trị, đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNL TK&HQ), nâng cao tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) tích hợp vào hệ thống điện, đào tạo nâng cao năng lực kèm các công cụ cho các cơ quan quản lý và các bên liên quan của Việt Nam nhằm thực thi đồng bộ từ khâu lập quy hoạch cho đến vận hành thời gian thực hệ thống điện với tỷ lệ cao nguồn NLTT và tăng cường thực thi quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Hỗ trợ Việt Nam xây dựng lộ trình phát triển carbon thấp cho ngành năng lượng phù hợp với cam kết NDC, nâng cao mục tiêu NDC và tăng cường các giải pháp liên quan vào năm 2025.
CÁC MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình DEPP3 bao gồm 03 hợp phần với mục tiêu cụ thể của từng hợp phần như sau:
Hợp phần 1: Nâng cao năng lực về Quy hoạch ngành năng lượng dài hạn, do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương chủ trì thực hiện.
Mục tiêu của Hợp phần là nâng cao năng lực về quy hoạch ngành năng lượng và xây dựng cơ chế chính sách, tích hợp nguồn năng lượng tái tạo (NLTT), bao gồm cả phát triển điện gió ngoài khơi và các công nghệ tiết kiệm năng lượng là các giải pháp có hiệu quả về kinh tế nhằm thực hiện cam kết NDC, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Hợp phần 2: Nâng cao năng lực tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, do Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương chủ trì thực hiện.
Mục tiêu của Hợp phần là xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý và các giải pháp linh hoạt cho vận hành hệ thống điện để hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi an toàn và hiệu quả theo hướng sử dụng năng lượng sạch với tỷ trọng các nguồn NLTT tăng lên.
Hợp phần 3: Phát triển carbon thấp trong ngành công nghiệp, do Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương chủ trì thực hiện
Mục tiêu của Hợp phần là xây dựng các cơ chế khuyến khích để thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNL TK&HQ) trong lĩnh vực công nghiệp, nâng cao năng lực xây dựng và sửa đổi khung pháp lý về SDNL TK&HQ ở cấp quốc gia và thực thi hiệu quả quy định pháp luật về SDNL TK&HQ ở cấp tỉnh.
Hợp Phần 1
NÂNG CAO NĂNG LỰC VỀ QUY HOẠCH DÀI HẠN NGÀNH NĂNG LƯỢNG
Đơn vị chủ trì thực hiện/ đối tượng thụ hưởng: Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (EREA), Bộ Công Thương
Địa chỉ: Số 23 Ngô Quyền - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
Điện thoại: 04. 62786184 Fax: 04. 62786185
Website: http://www.erea.gov.vn/
Điện thoại: 04. 62786184 Fax: 04. 62786185
Website: http://www.erea.gov.vn/
Mục tiêu, kết quả cụ thể, chỉ số đánh giá kết quả và các hoạt động của Hợp phần 1:
Kết quả chung | Nâng cao năng lực về quy hoạch ngành năng lượng và xây dựng cơ chế chính sách, tích hợp nguồn năng lượng tái tạo (NLTT), bao gồm cả phát triển điện gió ngoài khơi và các công nghệ tiết kiệm năng lượng là các giải pháp có hiệu quả về kinh tế nhằm thực hiện cam kết NDC, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia | |
Chỉ số kết quả chung | Lộ trình phát triển bền vững dựa trên các kịch bản tăng tỷ trọng nguồn NLTT, bao gồm cả điện gió ngoài khơi và các công nghệ tiết kiệm năng lượng được trình bày trong Báo cáo Triển vọng Năng lượng, được áp dụng trong quy hoạch phát triển điện lực và năng lượng quốc gia và xây dựng cơ chế chính sách. | |
Cơ sở | Năm 2020 | 1. Báo cáo Triển vọng Năng lượng được xuất bản định kỳ 2 năm một lần với các định hướng phát triển của lĩnh vực năng lượng. 2. Năng lực của EREA liên quan đến điện gió ngoài khơi còn hạn chế |
Mục tiêu | Năm 2025 | 1. Báo cáo Triển vọng Năng lượng được xuất bản định kỳ 2 năm một lần được sử dụng để đánh giá, sửa đổi và tăng tham vọng cho các kịch bản năng lượng và khí hậu trong tương lai và một lộ trình phát triển bền vững được lựa chọn đáp ứng các cam kết NDC được áp dụng trong quy hoạch phát triển điện lực và năng lượng quốc gia và xây dựng cơ chế chính sách. 2. EREA chủ trì thực hiện các điều kiện cần thiết để phát triển điện gió ngoài khơi |
Kết quả cụ thể 1 | Bộ Công Thương có khả năng tự chủ trong việc xây dựng các kịch bản của quy hoạch dài hạn hệ thống năng lượng Việt Nam với chất lượng cao thông qua việc xây dựng và xuất bản Báo cáo Triển vọng Năng lượng định kỳ hai năm một lần nhằm hỗ trợ công tác hoạch định chính sách và lập quy hoạch hệ thống năng lượng quốc gia. | |
Chỉ số kết quả cụ thể 1 | Báo cáo Triển vọng Năng lượng được EREA chủ động xây dựng và dựa vào nguồn dữ liệu có chất lượng cao, các kịch bản NDC được đưa vào quy hoạch năng lượng và hoạch định chính sách | |
Cơ sở | 2020 | Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam được xây dựng thông qua sự hợp tác giữa EREA và DEA, có sự hỗ trợ đáng kể từ đội ngũ chuyên gia bên ngoài, và được sử dụng làm dữ liệu đầu vào cho các quy hoạch năng lượng quốc gia, bao gồm Quy hoạch phát triển điện quốc gia 8 (TSĐ 8) và Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia. |
Mục tiêu năm | 2023 | Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam được xây dựng, xuất bản do EREA chủ trì với sự hỗ trợ của DEA, và được sử dụng cho các quy hoạch năng lượng quốc gia, bao gồm quá trình lập TSĐ 8, Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia và hướng tới đạt được các mục tiêu NDC. |
Mục tiêu năm | 2025 | EREA chủ trì xây dựng Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam tiếp theo với nội dung được cải thiện và sử dụng Báo cáo này để hỗ trợ cho các quy hoạch năng lượng quốc gia, bao gồm hiệu chỉnh TSĐ 8 với các lộ trình nhằm đạt được các mục tiêu NDC. |
Các hoạt động | 1.1. Củng cố cơ sở dữ liệu cho quy hoạch năng lượng/quy hoạch điện lực quốc gia, bao gồm xây dựng và cập nhật các cẩm nang công nghệ. 1.2. Xây dựng các mô hình điện, năng lượng, môi trường và kinh tế nhằm phục vụ cho việc xuất bản Báo cáo Triển vọng Năng lượng định kỳ 2 năm một lần. 1.3. Xây dựng Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2021 1.4. Xây dựng Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2023 1.5. Xây dựng Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2025 1.6. Hỗ trợ xây dựng quy hoạch năng lượng và quy hoạch điện lực quốc gia bao gồm xây dựng và hiệu chỉnh TSĐ 8 và Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia cũng như phân tích các lộ trình thực hiện NDC. 1.7. Tổ chức các khóa đào tạo và tham quan học tập cho EREA và các cơ quan liên quan | |
Kết quả cụ thể 2 | Năng lực của các cơ quan có thẩm quyền để chỉ đạo, quản lý và triển khai phát triển điện gió ngoài khơi được nâng cao | |
Chỉ số kết quả cụ thể 2 | Triển khai điện gió ngoài khơi theo khung pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật rõ ràng minh bạch và thiết kế thành công cơ chế đấu thầu điện gió ngoài khơi. | |
Cơ sở | 2020 | Lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi được hoàn thành |
Mục tiêu năm | 2023 | Cơ chế thí điểm thực hiện đấu thầu điện gió ngoài khơi minh bạch và cạnh tranh được xây dựng, sẵn sàng trình phê duyệt. |
Mục tiêu năm | 2025 | Khung pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật rõ ràng minh bạch và cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió ngoài khơi được xây dựng. |
Các hoạt động | 2.1. Hỗ trợ EREA rút ra các bài học kinh nghiệm về cơ chế đồng thuận và nối lưới cho các dự án điện gió ngoài khơi trình diễn quy mô lớn được triển khai đầu tiên. 2.2. Hỗ trợ EREA xây dựng cơ chế đấu thầu cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro dựa vào các bài học kinh nghiệm về cơ chế đồng thuận và nối lưới cho các dự án điện gió ngoài khơi trình diễn quy mô lớn được triển khai đầu tiên cũng như kinh nghiệm thế giới. 2.3. Hỗ trợ thiết lập Nhóm làm việc chuyên trách về điện gió ngoài khơi tại EREA, bao gồm đào tạo về các quy định chính sách và tham quan học tập tại Đan Mạch. |
Hợp Phần 2
NÂNG CAO NĂNG LỰC TÍCH HỢP NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀO HỆ THỐNG ĐIỆN
Đơn vị chủ trì thực hiện/ đối tượng thụ hưởng: Cục Điều tiết điện lực (ERAV), Bộ Công Thương
Địa chỉ: D10 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 024.22147474 - Fax: 024.35543008
Website: http://www.erav.vn/
Điện thoại: 024.22147474 - Fax: 024.35543008
Website: http://www.erav.vn/
Mục tiêu, kết quả cụ thể, chỉ số đánh giá kết quả và các hoạt động của Hợp phần 2:
Kết quả chung | Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý và các giải pháp linh hoạt cho vận hành hệ thống điện để hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi an toàn và hiệu quả theo hướng sử dụng năng lượng sạch với tỷ trọng các nguồn NLTT tăng lên. | |
Chỉ số kết quả chung | Khung pháp lý minh bạch phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế để tích hợp hiệu quả, an toàn và cơ sở thị trường nguồn NLTT vào hệ thống điện. | |
Cơ sở | Năm 2020 | Khung pháp lý cho tích hợp nguồn NLTT vào hệ thống điện còn chưa đầy đủ. |
Mục tiêu | Năm 2025 | 1. Việc triển khai các dịch vụ phụ trợ và đánh giá các bên tham gia thị trường điện khi tích hợp nguồn NLTT được vận hành theo khung pháp lý đã được cải thiện. 2. Tăng tỷ trọng tích hợp nguồn NLTT và tính linh hoạt của hệ thống điện dựa vào dự báo NLTT và tăng ổn định hệ thống. |
Kết quả cụ thể 1 | Khung pháp lý để đảm bảo hệ thống điện vận hành an toàn và chất lượng, quy định định mức hiệu quả hoạt động của các công ty điện lực để tăng cường tích hợp nguồn NLTT vào hệ thống điện được xây dựng và hoàn thiện. | |
Chỉ số kết quả cụ thể 1 | Quy định hệ thống điện truyền tải và phân phối đã được sửa đổi và quy định định mức hiệu quả hoạt động áp dụng cho các bên liên quan trong ngành điện như các công ty phân phối điện, các công ty truyền tải điện và đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. | |
Cơ sở | 2020 | Quy định hệ thống điện truyền tải và phân phối được cập nhật từng phần, chưa xét đến các công nghệ mới (điện gió ngoài khơi, tích trữ điện năng,…) |
Mục tiêu năm | 2023 | Dự thảo khung pháp lý được xây dựng có xét đến các công nghệ mới và quy định hiệu quả hoạt động cho các bên liên quan trong ngành điện như các công ty phân phối điện, công ty truyền tải điện và các công ty cung cấp dịch vụ điện lực khác. |
Mục tiêu năm | 2025 | Áp dụng và thực thi các quy định liên quan, bao gồm quy định hệ thống điện để tăng nguồn NLTT tích hợp vào hệ thống điện. |
Các hoạt động | 1.1. Xây dựng và cập nhật quy định hệ thống điện truyền tải và phân phối và các văn bản pháp lý liên quan khác bao gồm xem xét cập nhật các công nghệ mới và sự tham gia của các bên liên quan nhằm tăng độ tin cậy của hệ thống điện, đấu nối NLTT thuận tiện hơn và tăng cường liên kết lưới với các nước láng giềng. 1.2. Xây dựng và cập nhật các quy định hiệu quả hoạt động đối với các công ty phân phối, truyền tải điện, và đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện nhằm tăng tỉ trọng tích hợp NLTT, chỉ số hiệu quả hoạt động (KPI) và sự tham gia của các bên liên quan. 1.3. Tăng cường trách nhiệm của cơ quan điều tiết trong theo dõi, giám sát chất lượng cung cấp điện, chỉ số hiệu quả hoạt động KPI của các đơn vị (truyền tải, phân phối, vận hành hệ thống điện…). 1.4. Rà soát khung đánh giá hiện có về khả năng đáp ứng công suất và an ninh cung cấp điện; cải thiện khung pháp lý về giám sát và báo cáo an ninh cung cấp điện do ERAV thực hiện trong bối cảnh tăng tỷ trọng NLTT trong hệ thống điện. 1.5. Nâng cao năng lực cho cơ quan điều tiết và các bên liên quan để thực thi các quy định pháp luật sửa đổi. | |
Kết quả cụ thể 2 | Các giải pháp tập trung vào phía phụ tải và nguồn điện có thể huy động linh hoạt nhằm đảm bảo tăng tỷ trọng tích hợp nguồn NLTT vào hệ thống điện được xây dựng | |
Chỉ số kết quả cụ thể 2 | Các cơ chế nhằm đảm bảo tích hợp tối ưu nguồn NLTT nhờ tính linh hoạt của các các nhà máy điện và phụ tải điện. | |
Cơ sở | 2020 | Cơ chế khuyến khích cho phía phụ tải tham gia thị trường còn hạn chế và chưa được áp dụng. |
Mục tiêu năm | 2023 | Các giải pháp/cơ chế tăng tính linh hoạt huy động cho các NMĐ và tham gia của phụ tải cho phép tích hợp tối ưu NLTT |
Mục tiêu năm | 2025 | Cơ chế, giải pháp cho NMĐ và phụ tải điện được quy định để tích hợp tối ưu nguồn NLTT |
Các hoạt động | 2.1. Xây dựng và cập nhật cơ chế điều chỉnh phụ tải nhằm tăng tỷ trọng NLTT tích hợp vào hệ thống điện. 2.2. Xây dựng dự án thí điểm: Tăng cường tính linh hoạt cho 1-2 nhà máy điện; 01 mô hình kết hợp chương trình điều chỉnh phụ tải và công nghệ lưới điện thông minh và hệ thống điện mặt trời lắp mái, v.v. 2.3. Xây dựng các giải pháp để các nhà máy điện vận hành linh hoạt hơn nhằm tăng tỷ trọng NLTT tích hợp vào hệ thống điện. 2.4. Triển khai các chiến lược truyền thông, chương trình quảng bá nhằm nâng cao nhận thức về chương trình điều chỉnh phụ tải tới các khách hàng, các đơn vị điện lực, … 2.5. Nâng cao năng lực cho cơ quan điều tiết và các bên liên quan để thực thi các giải pháp của phía phụ tải và nguồn điện huy động linh hoạt nhằm đảm bảo tăng tỷ trọng NLTT tích hợp vào hệ thống điện. | |
Kết quả cụ thể 3 | Năng lực vận hành hệ thống điện quốc gia để tích hợp tối ưu nguồn NLTT vào hệ thống điện được nâng cao | |
Chỉ số kết quả cụ thể 3 | Năng lực tích hợp tối ưu NLTT vào hệ thống điện | |
Cơ sở | 2020 | Năng lực tích hợp NLTT vào hệ thống điện trong công tác vận hành hệ thống còn hạn chế |
Mục tiêu năm | 2023 | Việc áp dụng các công cụ hỗ trợ như dự báo, giám sát để tích hợp tối ưu NLTT được thiết kế và sẵn sàng cho thử nghiệm trong vận hành hệ thống điện |
Mục tiêu năm | 2025 | Các công cụ hỗ trợ được xây dựng cho tích hợp NLTT được áp dụng vào vận hành hệ thống điện. |
Các hoạt động | 3.1. Tăng cường và cải thiện ứng dụng dự báo NLTT trong vận hành hệ thống điện. 3.2. Cải thiện việc lập kế hoạch và điều độ trên cơ sở thị trường để tăng tích hợp NLTT vào hệ thống điện. 3.3. Cải thiện các giải pháp và năng lực của các đơn vị liên quan trong việc giám sát vận hành hệ thống và thị trường điện theo thời gian thực. 3.4. Nâng cao nhận thức và hiểu biết cho đơn vị vận hành hệ thống về mua bán điện với các nước xung quanh. 3.5. Điều khiển điện áp tập trung cho nhóm các nhà máy điện NLTT và phối hợp điều khiển giữa các nhóm nhà máy điện. |
Hợp Phần 3
PHÁT TRIỂN CARBON THẤP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Đơn vị chủ trì thực hiện/ đối tượng thụ hưởng: Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (EESD), Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024 2220 2358
Website: https://tietkiemnangluong.com.vn/
Điện thoại: 024 2220 2358
Website: https://tietkiemnangluong.com.vn/
Mục tiêu, kết quả cụ thể, chỉ số đánh giá kết quả và các hoạt động của Hợp phần 3:
Kết quả chung | Xây dựng các cơ chế khuyến khích để thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNL TK&HQ) trong lĩnh vực công nghiệp, nâng cao năng lực xây dựng và sửa đổi khung pháp lý về SDNL TK&HQ ở cấp quốc gia và thực thi hiệu quả quy định pháp luật về SDNL TK&HQ ở cấp tỉnh. | |||
Chỉ số kết quả chung | Khung pháp lý SDNL TK&HQ được thực thi hiệu quả ở cấp tỉnh và cấp quốc gia, và cơ chế khuyến khích thực hiện SDNL TK&HQ được xây dựng cho lĩnh vực công nghiệp. | |||
Cơ sở | Năm 2020 | 1. Tuân thủ quy định pháp luật về SDNL TK&HQ trong lĩnh vực công nghiệp ở cấp tỉnh còn hạn chế. 2. Chưa có cơ chế khuyến khích để thực hiện SDNL TK&HQ trong lĩnh vực công nghiệp | ||
Mục tiêu | Năm 2025 | 1. Tuân thủ quy định pháp luật về SDNL TK&HQ trong lĩnh vực công nghiệp ở cấp tỉnh được cải thiện. 2. Cơ chế khuyến khích để thực hiện SDNL TK&HQ trong lĩnh vực công nghiệp được hoàn thiện để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. | ||
Kết quả cụ thể 1 | Khung pháp lý về SDNL TK&HQ, thực thi tuân thủ quy định SDNL TK&HQ ở cấp tỉnh được xây dựng và sửa đổi | |||
Chỉ số kết quả cụ thể 1 | 1. Các quy định về định mức tiêu hao năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp được xây dựng hoặc sửa đổi. 2. Tỷ lệ % doanh nghiệp tuân thủ quy định về định mức tiêu hao năng lượng. | |||
Cơ sở | 2020 | 1. Một số quy định về định mức tiêu hao năng lượng đã được ban hành từ năm 2014-2016 cần sửa đổi bổ sung. 2. Mức độ tuân thủ ở cấp tỉnh chưa tốt. | ||
Mục tiêu năm | 2023 | 1. Ít nhất có một quy định về định mức tiêu hao năng lượng được xây dựng hoặc sửa đổi. 2. 50% doanh nghiệp ở các tỉnh mục tiêu | ||
Mục tiêu năm | 2025 | 1. Ít nhất có thêm một quy định về định mức tiêu hao năng lượng được xây dựng hoặc sửa đổi. 2. 80% doanh nghiệp ở các tỉnh mục tiêu và tối thiểu 50% doanh nghiệp tính trung bình tại các tỉnh được lựa chọn khác. | ||
Các hoạt động | 1.1. Xây dựng và sửa đổi các thông tư về định mức tiêu hao năng lượng 1.2. Hỗ trợ triển khai các quy trình quản lý và hướng dẫn kiểm tra tuân thủ quy định về SDNL TK&HQ ở cấp tỉnh 1.3. Phổ biến và tuyên truyền các quy định về SDNL TK&HQ, bài học kinh nghiệm và các ví dụ thành công về thực thi và tuân thủ quy định về SDNL TK&HQ 1.4. Tổ chức một đoàn tham quan học tập kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện cơ chế khuyến khích SDNL TK&HQ | |||
Kết quả cụ thể 2 | Cơ chế khuyến khích thực hiện SDNL TK&HQ trong lĩnh vực công nghiệp được thiết kế cho một số doanh nghiệp được chọn ở một số tỉnh, lộ trình và kế hoạch hành động triển khai thực hiện cơ chế khuyến khích được hoàn thiện, sẵn sàng để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. | |||
Chỉ số kết quả cụ thể 2 | 1. Cơ chế khuyến khích thực hiện SDNL TK&HQ trong lĩnh vực công nghiệp được thiết kế và thử nghiệm. 2. Cơ chế khuyến khích thực hiện SDNL TK&HQ, lộ trình và kế hoạch hành động triển khai thực hiện cơ chế khuyến khích được hoàn thiện, sẵn sàng để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt | |||
Cơ sở | 2020 | 1. Chưa có cơ chế khuyến khích thực hiện SDNL TK&HQ 2. Chưa có cơ chế khuyến khích thực hiện SDNL TK&HQ được thử nghiệm áp dụng ở cấp tỉnh | ||
Mục tiêu năm | 2023 | 1. Cơ chế khuyến khích thực hiện SDNL TK&HQ được thiết kế 2. Cơ chế khuyến khích thực hiện SDNL TK&HQ được thử nghiệm cho ít nhất 04 doanh nghiệp ở 02 tỉnh cụ thể được chọn | ||
Mục tiêu năm | 2025 | 1. Thiết kế cơ chế khuyến khích thực hiện SDNL TK&HQ được hoàn thiện 2. Lộ trình và kế hoạch hành động triển khai thực hiện cơ chế khuyến khích trên toàn quốc được hoàn thiện, sẵn sàng để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt | ||
Các hoạt động | 2.1. Thiết kế và hoàn thiện cơ chế khuyến khích thực hiện SDNL TK&HQ cho lĩnh vực công nghiệp 2.2. Xây dựng lộ trình và kế hoạch hành động để triển khai thực hiện cơ chế khuyến khích SDNL TK&HQ trên toàn quốc, hoàn thiện để sẵn sàng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt 2.3. Xây dựng và thực hiện các hoạt động tuyên truyền về cơ chế khuyến khích thực hiện SDNL TK&HQ 2.4. Tổ chức một đoàn tham quan học tập kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện cơ chế khuyến khích SDNL TK&HQ | |||
Kết quả cụ thể 3 | Cẩm nang công nghệ SDNL TK&HQ cho lĩnh vực công nghiệp và hướng dẫn kỹ thuật cho các ngành/phân ngành công nghiệp được chọn được xây dựng, phổ biến và đánh giá tình hình áp dụng ở cấp tỉnh. | |||
Chỉ số kết quả cụ thể 3 | 1. Cẩm nang công nghệ SDNL TK&HQ cho lĩnh vực công nghiệp và các hướng dẫn kỹ thuật cho các ngành/phân ngành công nghiệp được chọn được xây dựng và phổ biến. 2. Đánh giá tình hình áp dụng các công nghệ mô tả trong Cẩm nang công nghệ SDNL TK&HQ trong các ngành công nghiệp được chọn | |||
Cơ sở | 2020 | Chưa có Cẩm nang công nghệ SDNL TK&HQ cho lĩnh vực công nghiệp và hướng dẫn kỹ thuật cho ngành/phân ngành. | ||
Mục tiêu năm | 2023 | 1. 01 Cẩm nang công nghệ SDNL TK&HQ cho lĩnh vực công nghiệp và 02 hướng dẫn kỹ thuật cho ngành/phân ngành công nghiệp được chọn được xây dựng và phổ biến. 2. Đánh giá tình hình áp dụng các công nghệ mô tả trong Cẩm nang công nghệ SDNL TK&HQ ở 02 ngành/phân ngành công nghiệp được chọn. | ||
Mục tiêu năm | 2025 | 1. Thêm 02 hướng dẫn kỹ thuật cho ngành/phân ngành công nghiệp được chọn được xây dựng và phổ biến 2. Đánh giá tình hình áp dụng các công nghệ mô tả trong Cẩm nang công nghệ SDNL TK&HQ trong 02 ngành/phân ngành công nghiệp bổ sung (khác) được chọn. | ||
Các hoạt động | 3.1. Xây dựng và phổ biến Cẩm nang công nghệ về SDNL TK&HQ cho lĩnh vực công nghiệp 3.2. Xây dựng và phổ biến 04 hướng dẫn kỹ thuật cho các ngành/phân ngành công nghiệp được chọn 3.3. Đánh giá tình hình áp dụng các công nghệ tiên tiến về SDNL TK&HQ trong 04 ngành/phân ngành công nghiệp được chọn 3.4. Tổ chức một đoàn tham quan học tập kinh nghiệm về xây dựng Cẩm nang công nghệ SDNL TK&HQ và các hướng dẫn kỹ thuật cho các ngành/phân ngành công nghiệp và áp dụng các công nghệ TKNL 3.5. Tuyên truyền về các ví dụ thành công trong áp dụng công nghệ tiên tiến về SDNL TK&HQ; Thiết lập và vận hành trang web để tuyên truyền phổ biến về các hoạt động và kết quả của dự án. | |||
Kết quả cụ thể 4 | Các dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng có khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng được xác định thông qua thực hiện kiểm toán năng lượng, chuẩn bị các nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi và hỗ trợ tiếp cận tài chính, kết hợp cùng với việc nâng cao năng lực cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, các kiểm toán viên năng lượng và các bên liên quan khác. | |||
Chỉ số kết quả cụ thể 4 | Danh mục các dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng được thiết lập, hoàn thiện hồ sơ và đề xuất cho doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng cung cấp vốn triển khai dự án. | |||
Cơ sở | Năm | 2022 | Hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở công nghiệp tiêu thụ năng lượng quy mô lớn để xác định và phát triển các dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng có khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng còn hạn chế. | |
Mục tiêu năm | Năm | 2023 | • 10 kiểm toán năng lượng theo tiêu chuẩn quốc tế cho các cơ sở tiêu thụ năng lượng trọng điểm do chuyên gia quốc tế và trong nước cùng thực hiện theo phương thức vừa học vừa làm để đào tạo nâng cao năng lực cho các kiểm toán viên năng lượng trong nước. • 40 kiểm toán năng lượng chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế do các nhóm chuyên gia trong nước về kiểm toán năng lượng thực hiện. • 10 báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và 02 báo cáo nghiên cứu khả thi được xây dựng cho các dự án tiết kiệm năng lượng được xác định trong quá trình kiểm toán năng lượng. • 02 doanh nghiệp nhận được hỗ trợ tiếp cận tài chính. • 02 doanh nghiệp được nâng cao năng lực về các vấn đề tiết kiệm năng lượng và biến đổi khí hậu. • 02 ngân hàng thương mại được nâng cao năng lực về tài chính liên quan đến tiết kiệm năng lượng. | |
Mục tiêu năm | Năm | 2024 | • 50 kiểm toán năng lượng chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế do nhóm chuyên gia trong nước về kiểm toán năng lượng thực hiện. • 10 báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và 5 báo cáo nghiên cứu khả thi được xây dựng cho các dự án tiết kiệm năng lượng được xác định trong quá trình kiểm toán năng lượng. • 05 doanh nghiệp nhận được hỗ trợ tiếp cận tài chính. • 05 doanh nghiệp được nâng cao năng lực về các vấn đề tiết kiệm năng lượng và biến đổi khí hậu. • 02 ngân hàng thương mại được nâng cao năng lực về tài chính liên quan đến tiết kiệm năng lượng. | |
Mục tiêu năm | Năm | 2025 | Kết quả cần đạt được: • Hoàn thành 100 kiểm toán năng lượng chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế đối với các cơ sở tiêu thụ năng lượng trọng điểm trong công nghiệp. • 25 báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và 10 báo cáo nghiên cứu khả thi được xây dựng cho các dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng được xác định trong quá trình kiểm toán năng lượng và có ít nhất 5 dự án đầu tư được triển khai thực hiện. • 10 doanh nghiệp được hỗ trợ tiếp cận tài chính. • 10 doanh nghiệp được nâng cao năng lực về các vấn đề tiết kiệm năng lượng và biến đổi khí hậu. • 5 ngân hàng thương mại được nâng cao năng lực về tài chính liên quan đến tiết kiệm năng lượng • Ít nhất 02 tỉnh đối tác của Chương trình DEPP3 được nâng cao năng lực về phát triển các dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng. • 40 kiểm toán viên năng lượng trong nước được đào tạo trong quá trình thực hiện kiểm toán năng lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. | |
Các hoạt động | 4.1. Thực hiện kiểm toán năng lượng chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế cho các cơ sở tiêu thụ năng lượng trọng điểm trong công nghiệp 4.2. Xây dựng các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi cho các dự án tiết kiệm năng lượng được xác định trong quá trình kiểm toán năng lượng 4.3. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các tổ chức tài chính để vay vốn đầu tư vào các dự án TKNL 4.4. Nâng cao năng lực cho các kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán năng lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế 4.5. Nâng cao năng lực cho các nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp công nghiệp về các vấn đề TKNL và biến đổi khí hậu 4.6. Nâng cao năng lực cho các ngân hàng thương mại về tài trợ cho các dự án TKNL 4.7. Thu thập dữ liệu, phân tích và tổng hợp các kinh nghiệm, tài liệu, hướng dẫn kỹ thuật để hỗ trợ các hoạt động của Trung tâm Xuất sắc về Hiệu quả năng lượng trong Kết quả cụ thể 5 | |||
Kết quả cụ thể 5 | Trung tâm Xuất sắc (CoE) về Hiệu quả Năng lượng hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng được thành lập, phổ biến các kết quả, kiến thức, bài học kinh nghiệm và công cụ được xây dựng và hoàn thành ở các Kết quả cụ thể 1, 2, 3, 4 cho các doanh nghiệp công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng và các bên liên quan tại các tỉnh thành của Việt Nam. | |||
Chỉ số kết quả cụ thể 5 | CoE được thành lập nhằm đảm bảo rằng tất cả dữ liệu, phân tích và bài học kinh nghiệm rút ra từ các Kết quả cụ thể từ 1 đến 4 được cung cấp dưới hình thức phù hợp cho các Sở Công Thương, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các bên liên quan trong ngành tại các tỉnh thành của Việt Nam. | |||
Cơ sở | Năm | 2022 | Chưa có một cơ sở nào như Trung tâm Xuất sắc về Hiệu quả năng lượng được hình thành có vai trò nâng cao năng lực, tư vấn về các giải pháp, công nghệ tiết kiệm năng lượng, thực hiện kiểm toán năng lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, làm đầu mối chia sẻ các kết quả, kiến thức và công cụ liên quan đến tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng. | |
Mục tiêu năm | Năm | 2023 | • Thành lập Ban thư ký và trang web cho CoE. • Sẵn sàng đưa ra hướng dẫn và tư vấn thông qua CoE cho các bên liên quan ở các tỉnh đối tác. • Thiết lập chiến lược và các hệ thống thu thập, lưu trữ và trình bày các kết quả và dữ liệu của các Kết quả cụ thể từ 1 đến 4. • Xây dựng tài liệu đào tạo để nâng cao năng lực về kiểm toán năng lượng, các giải pháp TKNL và các vấn đề về biến đổi khí hậu cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. | |
Mục tiêu năm | Năm | 2024 | • Hướng dẫn, tư vấn và cung cấp tài liệu đào tạo để nâng cao năng lực về kiểm toán năng lượng, các giải pháp TKNL và các vấn đề về biến đổi khí hậu thông qua CoE cho các bên liên quan. • Thu thập và cung cấp các dữ liệu, phân tích và bài học kinh nghiệm từ các Kết quả cụ thể từ 1 đến 4 dưới các hình thức phù hợp. • Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, Sở Công Thương, Trung tâm tiết kiệm năng lượng và các bên liên quan về tiết kiệm năng lượng và biến đổi khí hậu. • Ban thư ký tham gia, tương tác tích cực với các diễn đàn có liên quan và các nền tảng hiện có về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cung cấp cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các Sở Công Thương đường dẫn tiếp cận các tài liệu liên quan cho các ngành công nghiệp Việt Nam. | |
Mục tiêu năm | Năm | 2025 | • Hướng dẫn và tư vấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua CoE cho các bên liên quan. • Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, Sở Công Thương, Trung tâm tiết kiệm năng lượng và các bên liên quan về tiết kiệm năng lượng và biến đổi khí hậu. • CoE thu thập, cung cấp tất cả các tài liệu, kiến thức và công cụ là sản phẩm của các Kết quả cụ thể từ 1 đến 4 (và từ các dự án hợp tác quốc tế khác) dưới hình thức phù hợp cho các Sở Công Thương, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các bên liên quan trong ngành tại các tỉnh thành của Việt Nam. • Đề xuất kế hoạch chuyển giao và nguồn kinh phí để tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả của CoE sau khi dự án kết thúc. | |
Các hoạt động | 5.1. Thành lập Ban thư ký cho CoE 5.2. Xây dựng và vận hành trang web cho CoE 5.3. Thu thập, phân tích dữ liệu và phổ biến các kết quả, sản phẩm của các Kết quả cụ thể 1, 2, 3 và 4 của Hợp phần 3 5.4. Tham gia, tương tác với các diễn đàn có liên quan và các nền tảng hiện có về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng |
Tin mới
Tập huấn sử dụng công cụ xây dựng sơ đồ năng lượng
10:47 - 19/08/2024
-
Việt Nam trên hành trình hướng đến phát thải ròng bằng không
07:31 - 28/06/2024
-
Tọa đàm kỹ thuật tham vấn về các phát hiện và sản phẩm của VAS
08:30 - 27/06/2024
-
Công bố Báo cáo triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2024
11:45 - 19/06/2024